Makét 02

Dạo Quanh Các Collective & Không Gian Nhiếp Ảnh Độc Lập Tại Anh

MATCAxC4 JOURNAL: Đối thoại nhiếp ảnh giữa Việt Nam & Vương quốc Anh

Chuỗi bài viết thảo luận những khía cạnh đa dạng xoay quanh hình ảnh. Do Quỹ Digital Arts Showcasing của Hội đồng Anh tài trợ.

????✍️??


London’s Seen Fifteen là gallery tư nhân nhưng thường xuyên tổ chức các dự án hướng tới cộng đồng được giám tuyển kỹ lưỡng. Có thể kể đến festival nhiếp ảnh Peckham 24 và dự án kéo dài một năm mang tên The Troubles Generation khảo sát lịch sử hiện đại của Bắc Ireland. Trong ảnh là triển lãm No Country for Young Men, triển lãm đầu tiên trong dự án tại gallery.

Khi nhắc đến hãng ảnh Magnum Photos, người ta thường nghĩ tới một tổ chức lớn mạnh bậc nhất nước Anh mà bỏ qua xuất thân khiêm tốn. Magnum được coi là một trong những collective* nhiếp ảnh đầu tiên trên thế giới, thành lập năm 1947 ở Paris rồi khai trương văn phòng đại diện tại London không lâu sau đó. Các nhiếp ảnh gia thành viên luôn nắm toàn quyền sở hữu tổ chức cũng như quyền tác giả của hình ảnh; chính vì vậy mà hãng có thể rộng đường đưa tin về mọi chủ đề, bao gồm nhưng gì có thể gây tranh cãi. Magnum hiện đang vận hành nhiều không gian riêng, bao gồm một kho lưu trữ bản in tại văn phòng London cùng một tổ hợp văn phòng, gallery và thư viện mới khai trương tại Paris.

Dù đã trở thành một phần của bộ máy chính thống, câu chuyện về sự ra đời của Magnum vẫn còn in dấu trong bối cảnh nhiếp ảnh tại nước Anh cho đến ngày nay. Tương tự, một số collective và không gian nhiếp ảnh độc lập đã trở thành các các tổ chức chính thể sau một thời gian dài tồn tại. Một ví dụ điển hình là Amber Collective thành lập năm 1968 tại Newcastle phía Bắc nước Anh, sử dụng nguồn lực do thành viên đóng góp để vận hành. Nhóm tiên phong trong việc khắc hoạ các cộng đồng bị lề hóa trong bối cảnh văn hóa và chính trị thời bấy giờ. Thành viên đồng sáng lập Sirkka-Liisa Konttinen hiện vẫn hoạt động nhiếp ảnh tích cực tại khu vực Newcastle.

Amber mở không gian triển lãm mang tên Side Gallery năm 1977. Đây cũng là nơi nhiếp ảnh gia Henri Cartier-Bresson, đồng sáng lập Magnum, đã chọn làm địa điểm triển lãm đánh dấu sinh nhật tuổi 70 của mình như một cách bày tỏ mối tương liên giữa ông với những người bằng hữu. Đến nay, Amber và Side Gallery vẫn tiếp tục theo đuổi định hướng nêu bật thực tế của những nhóm thiểu số thông qua nhiếp ảnh. Tại thời điểm viết, Side Gallery đang diễn ra triển lãm cá nhân của nghệ sĩ đa phương tiện và nhà hoạt động xã hội người Ấn Độ Poulomi Basu, với những sáng tác kết hợp ảnh, phim và công nghệ thực tế ảo để mổ xẻ các vấn đề về giới, hệ thống đẳng cấp và giai cấp ở Nam Á.

Triển lãm Care | Contagion | Community — Self & Other tại Autograph, London, do Renée Mussai, Mark Sealy và Bindi Vora giám tuyển.
Triển lãm Lola Flash: [sur]passing tại Autograph, London, do Renée Mussai và Bindi Vora giám tuyển. 
Triển lãm Care | Contagion | Community — Self & Other tại Autograph, London, do Renée Mussai, Mark Sealy và Bindi Vora giám tuyển.
Sharif Persaud: Have You Ever Had exhibitTriển lãm Sharif Persaud: Have You Ever Had tại Autograph, London, do Mark Sealy giám tuyển.

Nước Anh thập niên 70 nổi lên phong trào xét lại những quan niệm cố hữu và cấu trúc quyền lực từ hàng loạt các nghệ sĩ và nhà hoạt động. Trong số những tổ chức và gallery ra đời vào thời kỳ này có một số lượng lớn các gallery dành riêng cho nhiếp ảnh, bởi nhiếp ảnh lúc đó vẫn chưa được chấp nhận rộng rãi trong các bảo tàng và kinh viện nghệ thuật, đặc biệt là thể loại ảnh tư liệu. Một số ví dụ nổi bật bao gồm Trung tâm phim và nhiếp ảnh Four Corners: Bốn nhà sáng lập đã chiếm dụng một căn nhà bỏ hoang làm địa bàn hoạt động vào năm 1973. Ngay cạnh đó, cũng ở một căn nhà bỏ hoang khác, Half Moon Workshop được dựng lên, trở thành cái nôi sản sinh ra những tác phẩm theo sát vận động xã hội và tạp chí nhiếp ảnh Camerawork đầy đột phá. Camerawork đã ngưng hoạt động năm 2000 còn Four Corners vẫn tồn tại đến ngày nay, lưu trữ tác phẩm của cả hai tổ chức.

Cũng có thể nói tới Stills Gallery ở Edinburgh do Hội nhiếp ảnh Scotland thành lập năm 1977, Trung tâm nhiếp ảnh Photofusion, một hợp tác xã nhiếp ảnh ra đời năm 1989 tại London, và Street Level Photoworks do một collective tại thành phố Glasgow, Scotland thành lập năm 1989. Autograph ABP tại London, một điểm đến nổi tiếng với các tác phẩm nhiếp ảnh xoay quanh đề tài chủng tộc, danh tính, quyền con người và công bằng xã hội, khởi sự từ Liên đoàn nhiếp ảnh gia gốc Phi (Association of Black Photographers) do một nhóm nhiếp ảnh gia thành lập năm 1988, bao gồm những cái tên như Sunil Gupta, Ingrid Pollard và Rotimi Fani-Kayode.

Ngay cả The Photographer’s Gallery, một trong những thành trì của nhiếp ảnh Anh quốc, thực tế cũng xuất phát từ một không gian độc lập. Đối mặt với sự thiếu vắng nguồn hỗ trợ nhiếp ảnh từ phía chính quyền, nhà sáng lập Sue Davies đã quyết định thế chấp nhà riêng của bà để mở gallery năm 1971. Triển lãm đầu tiên tại đây có tên The Concerned Photographer, trưng bày ảnh tư liệu của nhiều tác giả bao gồm Robert Capa (Đồng sáng lập Magnum Photos) và Werner Bischof (thành viên Magnum đời đầu), do Cornell Capa, em trai Robert Capa giám tuyển.

…không gian thực hữu vẫn đóng vai trò quan trọng; các nhiếp ảnh gia hiện vẫn mày mò tìm cách mở ra các địa điểm triển lãm phi truyền thống.

Nhóm tiên phong Amber Collective được thành lập năm 1968 tại Newcastle và mở không gian triển lãm có tên Side Gallery năm 1977 dành cho tác phẩm nhiếp ảnh tư liệu xã hội. Hình ảnh này thuộc dự án Centralia (2010-2020) của nghệ sĩ đa phương tiện người Ấn Độ Poulomi Basu, hiện đang có triển lãm cá nhân tại Side Gallery với những sáng tác mổ xẻ vấn đề về giới, hệ thống đẳng cấp và giai cấp ở Nam Á. Ảnh © Poulomi Basu

Mặc dù các collective và không gian nhiếp ảnh độc lập tại Anh đã có lịch sử phát triển lâu đời, dòng chảy ấy vẫn chưa hề chững lại. Dù loại hình nhiếp ảnh nay đã có chỗ đứng vững chắc trong các bảo tàng và gallery, những người làm ảnh có chung mối quan tâm chuyên biệt vẫn đang tìm cách hợp lại và mở ra các không gian mới dành cho tác phẩm nằm ngoài dòng chính thống.

Một ví dụ cụ thể là Document Scotland, collective gồm ba nhiếp ảnh gia ra đời năm 2012 với mục tiêu “quan sát và ghi lại các câu chuyện quan trọng và đa dạng trong thời kỳ đặc biệt của đất nước Scotland”. MASS Collective tại London cũng có mục tiêu tương tự. Londons, dự án đầu tay của nhóm tập trung vào khía cạnh môi trường tạo dựng (built environment), bóc tách những góc nhìn mới về thủ đô rộng lớn, cổ kính và đa văn hóa. Mặc dù hoạt động ngay giữa đại dịch, MASS vẫn hoàn thành xuất sắc một triển lãm nhóm tại không gian nghệ thuật kiến trúc The Building Centre trong năm 2021, cùng với đó là một tập zine không kém phần ấn tượng. Nhóm đang nhắm tới những mục tiêu tham vọng hơn, trong đó có một dự án về di sản công nghiệp tại Anh, cũng như các khóa học và tour nhiếp ảnh.

Anthotype (bản in sử dụng chất liệu nhạy sáng trong cây cỏ) của nghệ sĩ Almudeno Romero, người đứng sau London Alternative Photography Collective, nền tảng chia sẻ kiến thức về những quy trình in ảnh khác lạ. Tác phẩm in bằng chất chlorophyll trong cây cối của cô đã được triển lãm tại Rencontres d’Arles và Paris Photo.
“Ấn phẩm 2075 thực hiện bởi IC Visual Lab, tổ chức độc lập tại Bristol dành cho các hoạt động thảo luận, sản xuất và quảng bá nhiếp ảnh. Nổi bật có dự án The Cage hợp tác cùng nhiều trường đại học và tổ chức như University of West of England, University of Kathmandu, Peoples Republic of Stokes Croft, ACORN, Rohan Thapa (Nepal Point), Photo Circle, Nepal Picture Library và Photo Kathmandu.

London Alternative Photography Collective được thành lập năm 2013 nhằm trở thành nền tảng dành cho quy trình làm ảnh phi truyền thống. Do nguồn thông tin còn chưa phổ biến rộng rãi, nhóm đã trở thành mạng lưới quan trọng chia sẻ kỹ năng và kiến thức cho cộng đồng, nghệ sĩ Almudena Romero, đồng quản lý cho biết. Trong năm 2020, Romero được chọn tham gia chương trình lưu trú nghệ thuật BMW danh giá với dự án sử dụng chất chlorophyll (diệp lục tố) trong lá cây để tạo thành bản in. Tác phẩm của cô sẽ được trưng bày tại Les Rencontres d’Arles và Paris Photo, hai trong số các sự kiện lớn nhất của nhiếp ảnh thế giới.

The RAKE Collective cùng d​​iễn đàn trực tuyến RAKE Community cũng sinh ra từ mong muốn lan toả kiến thức. Nhóm bao gồm các thành viên sáng lập với chuyên môn đa dạng từ nhiếp ảnh, nghiên cứu, lập trình đến hoạt động xã hội. Năm 2021 vừa qua, nhóm đã được trao giải New Talent Awards của The Photographers’ Gallery cho dự án điều tra các vấn đề nổi cộm như hệ thống theo dõi an ninh và sự trỗi dậy của chủ nghĩa cực đoan cực hữu.

Có thể thấy Internet đã và đang trở thành địa bàn hoạt động cho nhiều cộng đồng với mối quan tâm ngách. Diễn đàn Firecracker ra đời năm 2011 nhằm quảng bá những nhiếp ảnh gia nữ thông qua đăng tải bài viết trực tuyến, bên cạnh đó còn tổ chức sự kiện và kết nối cộng đồng. In-public do nhiếp ảnh gia Nick Turpin thành lập năm 2000 là collective tập hợp các nhiếp ảnh gia đường phố trên toàn thế giới. Turpin rời tổ chức năm 2018, nhưng trước đó vẫn tích cực đóng góp cho công tác đòi quyền chụp ảnh nơi công cộng – hiện đang bị đe dọa bởi các lệnh cấm liên quan đến nguy cơ khủng bố và quyền riêng tư.

Việc nhận hỗ trợ từ nhà nước khiến tính độc lập của các không gian bị đặt lên bàn cân. Dù ít ai cho rằng gallery tư nhân là không gian độc lập, một số đang vận hành tương tự như trụ sở công cộng.

Mass Collective bao gồm 8 nhiếp ảnh gia sáng tác về khía cạnh môi trường tạo dựng tại London, bóc tách những góc nhìn mới về thủ đô rộng lớn, cổ kính và đa văn hóa. Dự án nhóm Londons được triển lãm tại The Building Centre và xuất bản thành zine. Nhóm đang dự định cùng thực hiện tác phẩm về di sản công nghiệp tại Anh. Ảnh © Francesco Russo

Tuy vậy, không gian thực hữu vẫn đóng vai trò quan trọng; các nhiếp ảnh gia hiện vẫn mày mò tìm cách mở ra các địa điểm triển lãm phi truyền thống. Có thể nhìn vào Home do nhiếp ảnh gia Ronan Mckenzie thành lập tại London vào cuối năm 2020 nhằm giải quyết vấn đề thiếu thốn hỗ trợ dành cho nghệ sĩ da màu. Theo Mckenzie, đây là một trong số ít các không gian nghệ thuật do người da đen sở hữu và do nghệ sĩ vận hành tại London, với mục tiêu hỗ trợ cộng đồng người da màu và bản địa. Điểm thú vị là Home không nhận hỗ trợ từ nhà nước – triển lãm gần đây được nhà mốt Gucci tài trợ.

Việc nhận hỗ trợ từ nhà nước khiến tính độc lập của các không gian bị đặt lên bàn cân. Dù ít ai cho rằng gallery tư nhân là không gian độc lập, một số đang vận hành tương tự như trụ sở công cộng. Một ví dụ là Quỹ Martin Parr Foundation ở Bristol do nhiếp ảnh gia Magnum tự thân thành lập. Quỹ có lịch trình dày đặc các triển lãm và sự kiện không thu phí, đồng thời duy trì một kho lưu trữ tác phẩm nhiếp ảnh đáng nể. Dù thuộc sở hữu của cá nhân, tổ chức này có tiêu chí hoạt động khác hẳn các gallery thuần thương mại.

Richard Saltoun Gallery ở London trưng bày tác phẩm nghệ thuật đa thể loại bao gồm nhiếp ảnh, điển hình là hai chuỗi triển lãm xoay quanh nghệ thuật nữ quyền và các bài viết của triết gia Hannah Arendt. Tương tự, không gian Seen Fifteen ở London cũng đang thực hiện dự án kéo dài một năm xoay quanh xung đột vũ trang ở Bắc Ireland. Chương trình nhận hỗ trợ từ quỹ Genesis Foundation thay vì từ việc bán tác phẩm.

Vivienne Gamble, giám đốc Seen Fifteen cũng là người đứng sau Peckham 24, festival nhiếp ảnh phi lợi nhuận diễn ra thường niên và song song cùng hội chợ nghệ thuật Photo London. Ưu tiên các nhân tố triển vọng, thể nghiệm và gai góc, Peckham 24 không dựa vào lợi nhuận từ bán tác phẩm hay tài trợ từ chính phủ. Thay vào đó, cô và thành viên đồng sáng lập gây quỹ cho chương trình qua nhiều cá nhân và tổ chức tư nhân.

IC Visual Lab là tổ chức độc lập tại Bristol dành cho các hoạt động thảo luận, sản xuất và quảng bá nhiếp ảnh. Nổi bật có chương trình cố vấn Catalyst, tác phẩm từ đây được triển lãm tại một bưu điện bỏ hoang trong trung tâm thương mại.

Offshoot Gallery ở London lại đi theo mô hình “doanh nghiệp vì lợi ích cộng đồng”: một công ty trách nhiệm hữu hạn phục vụ công chúng thay vì các cổ đông. Cũng giống như Seen Fifteen và Richard Saltoun Gallery kể trên, Offshoot chạy các dự án giám tuyển dài hạn, với hai giám tuyển khách mời tham gia hàng năm để “xây dựng các triển lãm thách thức đề tài xã hội và văn hóa đương đại”.

Cuối cùng, không thể không nhắc tới vai trò của các cơ sở giáo dục độc lập trong ngành nhiếp ảnh tại Anh. Một ví dụ điển hình là Work Show Grow, nền tảng giáo dục trực tuyến do nghệ sĩ Natasha Caruana đứng ra tổ chức. IC Visual Lab, trung tâm nhiếp ảnh tại thành phố Bristol do nghệ sĩ Alejandro Acin sáng lập năm 2013 có nhiều hoạt động như xuất bản, triển lãm, khoá học, bên cạnh đó là một chương trình cố vấn bắt cặp sáu nghệ sĩ với các đồng nghiệp từ khắp nơi trên thế giới. Acin khởi tạo IC Visual Lab với mong muốn lấp đầy khoảng trống trong các hoạt động văn hoá công lập tại Bristol. Dù bối cảnh nghệ thuật tại đây đang bắt đầu chuyển dịch, việc duy trì mô hình độc lập vẫn có lợi ích đặc thù, cho phép họ chấp nhận rủi ro và thử nghiệm.

Tác phẩm từ chương trình cố vấn kể trên đã được triển lãm trong khuôn khổ Bristol Photo Festival, trong khuôn viên một bưu điện bỏ không tại trung tâm mua sắm. Acin giải thích: “Tôi thích ý tưởng “phá vỡ sự thường nhật”. Sử dụng không gian lạ thường để trưng bày tác phẩm vừa là hành động phản kháng, vừa là cơ hội tiếp cận những người có trí tò mò, dù không thường xuyên lui tới bảo tàng hoặc gallery nghệ thuật nhưng lại đặc biệt nhạy cảm với thế giới”.

Nhiếp ảnh gia Ronan Mckenzie thành lập không gian Home tại London vào cuối năm 2020. Cô chia sẻ “đây là một trong số ít các không gian nghệ thuật do người da đen sở hữu và do nghệ sĩ vận hành tại London, với mục tiêu chính nhằm hỗ trợ cộng đồng người da màu và bản địa.”

*collective: một tập hợp, hội nhóm những nhiếp ảnh gia cùng chí hướng, có thể sáng tác độc lập hoặc cùng hợp tác trong dự án chung.